Giong cay bach chi

Giống cây bạch chỉ

1,490,000 VNĐ

Category: .

Chi tiết sản phẩm

Giống cây bạch chỉ

Hotline : 0977.239.888 – 0938.230.989 

Giong cay bach chi

Giong cay bach chi

Tên khoa học: Angelica dahurica Benth. Et Hook. f.
Họ: Hoa tán (Apiaceae).
Tên vị thuốc: Bạch chỉ.
Tên khác: Hương bạch chỉ, Hàng châu bạch chỉ.

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, ngoài trời, văn bản và thiên nhiên

I. Đặc điểm thực vật
Bạch chỉ sống nhiều năm, thân thảo hình trụ rỗng, cao 1-1,5m khi ra hoa. Thân cây thô, to tròn, rỗng ruột. Rễ thô to, mọc thẳng, có lúc đâm ra nhiều rễ nhánh. Lá có cuống, gốc lá phát triển thành bẹ ôm thân. Phiến lá xẻ thùy 2 – 3 lông chim, thùy hình trứng hay hình trứng dài, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Hoa dạng tấn kép, mọc ở ngọn cành hay nách lá. Hoa nhỏ màu trắng, không có lá đài; 5 cánh hoa, 5 nhị đực mọc so le với cánh hoa, bầu hạ, 2 ngăn, 2 vòi hoa ngắn. Quả bế, dẹt, kích thước 5 x 6 mm. Toàn cây có mùi thơm.
Mùa hoa tháng 5 – 6.
Mùa quả tháng 7 – 8.
II. Điều kiện sinh thái
Bạch chỉ là cây thuốc được nhập từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ 20. Cây thích ứng với vùng núi phía Bắc nước ta ở độ cao trên 800 m, khí hậu mát và ẩm. Khai thác khí hậu mùa đông lạnh có thể trồng thu dược liệu vào mùa Đông xuân của đồng bằng Bắc bộ.
Vùng sản xuất hạt giống thích hợp là Tam Đảo – Vĩnh Phúc (độ cao trên 900 m). Vùng trồng Bạch chỉ thu dược liệu là Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, BắcNinh, …
Đất đai màu mỡ, tầng đất sâu nhất là đất phù sa ven sông rất thích hợp để trồng Bạch chỉ. Nếu trồng trên đất thịt nặng thì rễ phát triển kém, vỏ củ màu đen, chất lượng không tốt. Ở những nơi đất thấp dễ ngập úng sẽ làm cho cây thối củ, cây dễ bị chết.
Trong hình ảnh có thể có: thực vật

III. Giá trị sử dụng làm thuốc
1. Thành phần hóa học
Bạch chỉ chứa tinh dầu và một số dẫn chất cumarin như: oxypcucedanin, imperatorin, phellopterin, …Ngoài ra, Bạch chỉ có marmezin, scopoletin.
2. Bộ phận dùng và công dụng
a) Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng là rễ củ (Radix Angerlicea) phơi khô.
b) Công dụng:
Theo y học cổ truyền:
Bạch chỉ có vị cay, tính ôn, quy vào kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng khử phong, chỉ thống, hoạt huyết, bài nùng, sinh cơ.
Bạch chỉ là thuốc giảm đau, hạ sốt, có thể dùng phối hợp hay riêng rẽ.
Bạch chỉ còn để dùng chữa cảm mạo, đau đầu, đau răng, đau kinh, mụn nhọn mưng mủ, viêm tuyến vú, …
IV. Kỹ thuật trồng
1. Chọn vùng trồng
Bạch chỉ là cây có khả năng thích nghi rộng nên có thể sống tốt từ đồng bằng đến miền núi phía Bắc. Ưu thế từng vùng có khác nhau, ở miền núi thuận lợi cho việc trồng lấy hạt, còn ở đồng bằng có ưu thế hơn về sản xuất dược liệu. Nói chung có thể trồng được ở nhiều nơi, không kén chọn khí hậu. Ở những vùng khí hậu ấm áp, có đủ ánh sáng, biên độ nhiệt độ thích ứng tương đối rộng, độ ẩm không khí 80 – 90%, Bạch chỉ cũng dễ tính với điều kiện đất đai. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là đất đồng bằng phù sa màu mỡ.
2. Giống
Hạt giống Bạch chỉ trong điều kiện bảo quản thông thường rất dễ mất sức nảy mầm, khi gieo tỷ lệ mọc mầm kém. Vì vậy tốt nhất là nên lấy hạt giống vừa thu hoạch năm đó đem gieo thì tỷ lệ nảy mầm tốt.
Trong sản xuất, giống Bạch chỉ bị lẫn tạp nhiều, cần chọn giống biết rõ lai lịch. Lượng hạt giống gieo cần 8 – 10 kg/ha. Trước khi gieo có thể ngâm vào nước ấm 40 – 45°C (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian 1 – 2 giờ. Sau đó vớt hạt ra, đãi nhiều lần rửa sạch nước chua, để ráo nước đem gieo. Cũng có thể ủ hạt giống cho nảy mầm sau đó đem gieo.
3. Thời vụ gieo trồng
Bạch chỉ có thể trồng từ 15/10 – 15/11 năm trước và có thể thu hoạch vào tháng 6 – 7 năm sau. Có thể gieo làm 2 đợt:
– Đợt 1 (vụ chính): Gieo từ 15 – 30/10, thu hoạch vào tháng 6.
– Đợt 2: Gieo từ 1 – 15/11, thu hoạch vào tháng 7.
4. Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống
Chọn đất: Đất trồng Bạch chỉ nên chọn đất thịt nhẹ, pha cát, nhiều mùn, tầng canh tác dầy, tốt nhất là đất phù sa ven sông có pH từ 6,5 – 7,0. Tưới tiêu thuận lợi, xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải, xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không có gia xúc, gia cầm thường xuyên thâm nhập. Là đất không bị các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người, có lịch sử sạch ít nhất 3 năm trước đó.
Làm đất, lêm luống: Đất đã được chọn, cày sâu 30 – 35 cm để ải, bừa kỹ làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại. Bón toàn bộ phân lót sau vét thành luống cao 30 cm, rộng 1 – 1,2 m, dài tùy theo ruộng, rãnh rộng 30 cm.
5. Phân bón và kỹ thuật bón phân
a) Lượng phân bón cần chuẩn bị:
– Phân chuồng hoai mục: 20 tấn/ha
– Phân Ure : 400kg/ha
– Phân Lân : 900kg/ha
– Phân Kali clorua : 170kg/ha
Tuyệt đối không được dùng phân và nước phân tươi.
b) Phương pháp bón:
– Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân, 25% phân đạm, 50% phân kali clorua.
– Bón thúc: Có thể bón thúc cho Bạch chỉ 3 – 4 lần vào các thời điểm sau:
+ Lần 1: Khi cây có 3 lá có thể tưới phân đạm loãng 1%.
+ Lần 2: Khi cây có 6 lá thì bón 25% tổng lượng phân đạm.
+ Lần 3: Khi cây trải lá thì bón 25% tổng lượng đạm + 25% tổng lượng Kali.
+ Lần 4: Trước khi thu hoạch 1,5-2 tháng bón nốt 25% tổng lượng đạm + 25% toỏng lượng Kali.
Nói chung cũng chỉ nên bón thúc 3 lần. Lần bón thúc khi cây 3 lá có thể không cần thiết.
Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, ngoài trời, văn bản và thiên nhiên

6. Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật trồng
a) Mật độ khoảng cách trồng:
Mật độ khoảng cách trồng trên luống (không kể rãnh) thường là 162.600 cây/ha với khoảng cách cây cách cây 20 cm, hàng cách hàng 20 cm.
b) Kỹ thuật gieo trồng:
Kỹ thuật gieo trồng bạch chỉ có thể áp dụng theo 2 cách:
– Gieo vãi: Hạt giống được gieo đều trên mặt luống.
– Gieo theo hàng hoặc hốc: Rạch hàng hoặc bổ hốc trên luống theo đúng mật độ gieo đã quy định.
Hạt giống Bạch chỉ nhỏ, vì vậy để đảm bảo gieo đều có thể trộn vào hạt giống một lượng cát hoặc đất bột nhất định.
Sau khi gieo xong có thể phủ lên luống 1 lớp rơm rạ mỏng. Sau khi hạt mọc (khoảng 15 – 20 ngày sau gieo) dỡ bỏ lớp rơm rạ ra.
Ngoài ra, nếu làm đất chưa kịp, có thể gieo hạt giống vào bầu trước để có cây con trồng đảm bảo đúng thơi vụ.

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, thiên nhiên và ngoài trời

7. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
a) Tưới nước và giữ ẩm:
Cần sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước thải đã bị ôi nhiễm để tưới.
Từ khi gieo đến mọc: Thường xuyên giữ ẩm, độ ẩm đất phải đảm bảo 80%. Khi đất bị khô phải giữ ẩm ngay.
Khi cây có 1 – 3 lá đến khi cây trải lá, cần giữ độ ẩm đất trên ruộng thường xuyên đạt trên dưới 70%.
Cần lưu ý tháo tiêu nước kịp thời khi trời mưa.
b) Tỉa giặm cây và làm cỏ xới xáo:
Cần tỉa giặm cây sớm khi cây có 3 lá và định cây theo đúng mật độ khoảng cách khi cây có 6 lá.
Làm cỏ xới xáo: Thường kết hợp với các lần bón thúc, đảm bảo sạch cỏ, phá váng, mặt luống tơi xốp và vét rãnh vun luống.
Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, ngắt bỏ kịp thời ngồng ở cây để đảm bảo chất lượng dược liệu củ khi thu hoạch
8. Phòng trừ sâu bệnh.
Cây Bạch chỉ thường gặp các loại sâu bệnh sau:
– Các loại sâu: Sâu xám, sâu xanh, rệp, sâu tơ.
– Các loại bệnh sau: Lỡ cổ rễ, đốm lá, sùi củ.
Biện pháp phòng trừ: Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như xử lý hạt, xử lý đất, dọn vệ sinh đồng ruộng thường xuyên.
Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu: Sherpa 10EC, Vifast 5ND. Thời gian cách ly 10 – 15 ngày.
Đối với các loại bệnh có thể dùng: Score 250EC nồng độ 0,1%, Boocdo 1%. Thời gian cách ly 14 – 21 ngày. Ngoài ra biện pháp luân canh có thể cải thiện tình hình bệnh của Bạch chỉ.
Chú ý: Tuyệt đối không dùng các loại thuốc cấm, các loại thuốc không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
9. Chế độ luân canh
Để hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất Bạch chỉ nên luân canh như sau:
– Đất lúa: Bạch chỉ – Lúa mùa sớm – Bạch chỉ.
– Đất phù sa ven sông: Bạch chỉ – Ngập nước – Bạch chỉ.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đám mây, bầu trời, núi, ngoài trời và thiên nhiên

V. Thu hoạch, chế biến và bảo quản
1. Thu hoạch và chế biến
Tháng 6 – 7 Bạch chỉ bắt đầu vàng úa lá lụi. Cắt hết phần thân trên mặt đất, dùng mai, thuổng đào lấy củ, tránh đứt, sây sát rễ, củ. Đem rửa nước sạch, phơi khô và bảo quản. Khi thu hoạch cần phân loại củ to nhỏ để phơi riêng.
Chất lượng củ loại 1:
– Dài 15 – 20 cm, đường kính 2cm; không phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt, ruột màu trắng, độ ẩm 13%.
– Hàm lượng NO3 ≤ 7 g/kg dược liệu khô.
– Không có bất kỳ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nào.
Hàm lượng kim loại và độc tố dưới mức cho phép:
Kim loại nặng Mức cho phép mg/kg dược liệu khô
Asen (As) 1,0 – 1,2
Cadimi (Cd) 0,4 – 0,6
Chì (Pb) 1,5 – 2,0
Thủy ngân (Hg) 0,5 – 1,0
Đồng (Cu) 8,0 – 12,0

Không có 4 chủng vi sinh vật và ký sinh vật gây hại cho người.
2. Bảo quản, vận chuyển
Củ Bạch chỉ khô trong quá trình bảo quản dễ bị mốc, mối, mọt. Nguyên tắc khi bảo quản củ Bạch chỉ phải đảm bảo môi trường khô, thoáng, tốt nhất là ở nhiệt độ thấp. Bạch chỉ dược liệu khi phơi sấy xong được đóng trong bao nilon, ngoài bao dứa, xếp trên kệ cách mặt đất ít nhất 50 cm trong kho thoáng, mát. Điều kiện lý tưởng là bảo quản Bạch chỉ dược liệu trong kho lạnh.
Khi vận chuyển dược liệu khô dễ bị gãy nát, cần di chuyển một cách nhẹ nhàng.

Địa Chỉ: Khu Đô Thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội

 

Email : Daihdiu@gmail.com, Y ! Daihdiu, Skype: C1109L07

 

Hotline : 0977.239.888 – 0938.230.989 

 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG!