Giống cây Đinh Hương

Chi tiết sản phẩm

Giống cây Đinh Hương

Giống cây Đinh Hương

Giống cây Đinh Hương

Tên gọi khác của đinh hương

Đinh hương còn gọi là Hùng tử hương, Đinh tử,Công Đinh hương, Đinh tử hương là nụ hoa của cây Đinh hương, tên thực vật là Syzygium aromaticum (L) Merr et Perry.
Mô tả đinh hương

Đinh hương là cây thường xanh có thể cao tới 10–20 m, có các lá hình bầu dục lớn và các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng đã có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài khoảng 1,5–2 cm.

Đinh hương là cây thuốc bắc và vừa được sử dụng làm gia vị thực phẩm, một loài thực vật trong họ Đào kim nương, có các chồi hoa khi phơi khô có mùi thơm.

Đinh hương được trồng chủ yếu ở Indonesia và Madagascar; nó cũng được trồng tại Zanzibar, Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc.

Đinh hương

CÔNG DỤNG CỦA ĐINH HƯƠNG

Trong y học cổ truyền người ta còn dùng nụ hoa đinh hương phơi khô như một vị thuốc với tác dụng làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương. Các vị thuốc khác được phối hợp tùy theo chứng bệnh, bao gồm bán hạ, sinh khương, sa nhân, bạch truật, nhân sâm, đẳng sâm, phụ tử, nhục quế, ba kích thiên, dâm dương hoắc.
Tác dụng của đinh hương

Đinh hương có thể dùng trong nấu ăn hoặc là ở dạng nguyên vẹn hay ở dạng nghiền thành bột, nhưng do nó tạo mùi rất mạnh cho nên chỉ cần dùng rất ít. Gia vị làm từ đinh hương được dùng khắp cả ở châu Âu và châu Á cũng như được thêm vào trong một số loạithuốc lá (gọi là kretek) ở Indonesia và thỉnh thoảng ở các quán cà phê tại phương Tây. Nó đôi khi còn được trộn lẫn với cần sa. Đinh hương còn là một nguyên liệu quan trong trong sản xuất các loại hương dùng ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Tinh dầu đinh hương được sử dụng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Dầu đinh hương được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau răng.

Vào thế kỷ 4 TCN và đầu thời kỳ nhà Tây Hán thì các lãnh chúa Trung Hoa phong kiến đã bắt buộc mọi người phải nhai đinh hương để làm thơm hơi thở của họ trước khi nói trước mặt các lãnh chúa này. Đinh hương, cùng với nhục đậu khấu và hồ tiêu, được đánh giá cao trong thời kỳ đế chế La Mã, và Pliny Già đã từng kêu ca rằng “không có một năm nào mà Ấn Độ không bòn rút của Đế chế La Mã 50 triệu sestertius” (đơn vị tiền tệ La Mã cổ đại). Đinh hương cũng từng là mặt hàng được các thương nhân Ả Rập kinh doanh trong thời kỳ Trung cổ trên tuyến thương mại đầy lợi nhuận trên Ấn Độ Dương. Vào cuối thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha đã chiếm trọn vẹn quyền khai thác tuyến thương mại này, bao gồm cả việc kinh doanh đinh hương, nhờ Hiệp ước Tordesillas với Tây Ban Nha và hiệp ước riêng rẽ khác với quốc vương Hồi giáo Ternate (đảo thuộc quần đảo Molucca, Indonesia). Người Bồ Đào Nha đã đem một lượng lớn đinh hương vào châu Âu, chủ yếu từ nguồn trên quần đảo Molucca. Đinh hương khi đó là một trong các gia vị thuốc bắc có giá trị nhất, một kg đinh hương trị giá khoảng 7 g vàng.

Tinh dầu đinh hương có các tính chất gây tê và kháng vi trùng, và nó đôi khi được dùng để khử mùi hôi của hơi thở hay để cải thiện tình trạng đau răng. Nó hoặc thành phần chính của nó, eugenol, được các nha sĩ sử dụng để làm dịu cơn đau sau khi nhổ răng sâu và nó là mùi đặc trưng trong các phòng mạch nha khoa.

Kết quả hình ảnh cho cây đinh hương
Ứng dụng lâm sàng của đinh hương

1.Đinh hương trị chàm lở: Dùng Đinh hương gia vào 100ml cồn 75% ngâm 48 giờ, bỏ xác, mỗi ngày bôi vào vùng chàm lở 3 lần. Tác giả đã trị 31 ca mắc bệnh chàm ở người và bàn chân trên 2 năm. Phần lớn bôi sau 1 ngày giảm, sau 2 ngày tróc vẩy, và 3 – 5 ngày khỏi. Có 20% vẫn tái phát (Báo cáo của Trần Bỉnh Đồng, Tạp chí bệnh ngoài da Trung hoa 1963,1:17).

2.Đinh hương trị lở đầu vú: Lý hoài Tân dùng Công Đinh hương 10 – 20 cái (nụ) tán bột mịn. Nếu lở khô trộn dầu (mè hoặc dầu mù u) bôi vào, nếu lở ướt rắc bột vào 2 – 3 lần mỗi ngày. Theo dõi 10 ca kết quả tốt (Tạp chí Trung y 1966,6:29).

3.Đinh hương trị nôn, nấc cụt, trẻ em ợ sữa:

Đinh hương thị đế thang: Đinh hương 3g, Tai hồng 10g, Đảng sâm 10g, Sinh khương 10g, sắc nước uống.
Đinh hương tán: Đinh hương 3g, Sa nhân 5g, Bạch truật 10g, tán bột mịn mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 3 lần với 2 – 3 lần với nước ấm. Trị chứng nôn, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

4.Đinh hương trị đau do lóet dạ dày tá tràng thể hư hàn:

Đinh hương chỉ thống tán: Diên hồ sách 10g, Ngũ linh chi 6g, Đương qui 10g, Quất hồng 6g, Đinh hương 4g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 – 3lần với nước sôi ấm. Trường hợp chảy máu không dùng.
Đinh hương 30g, bột Long cốt 300g, Mẫu lệ 300g, bột mì 120g, tất cả tán bột mịn trộn đều gói thành bao 6g mỗi bao. Mỗi lần uống 1 bao, ngày uống 2 – 3 lần với nước sôi ấm. Trường hợp lóet bao tử ợ chua nhiều uống tốt.

Kết quả hình ảnh cho cây đinh hương
CÔNG DỤNG CỦA ĐINH HƯƠNG

Trong y học cổ truyền người ta còn dùng nụ hoa đinh hương phơi khô như một vị thuốc với tác dụng làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương. Các vị thuốc khác được phối hợp tùy theo chứng bệnh, bao gồm bán hạ, sinh khương, sa nhân, bạch truật, nhân sâm, đẳng sâm, phụ tử, nhục quế, ba kích thiên, dâm dương hoắc.

Ngoài ra đinh hương, quê, hoa hồi, thảo quả là những vị thuốc được dùng để chế biến gia vị, tinh dầu..

 

Địa Chỉ: Khu Đô Thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội

 

Email : Daihdiu@gmail.com, Y ! Daihdiu, Skype: C1109L07

 

Hotline : 0977.239.888 – 0938.230.989 

 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG!