Giong cay Kho sam bac

Chi tiết sản phẩm

Giống cây Khổ sâm ( bắc )

Giong cay Kho sam bac

Giong cay Kho sam bac

Khổ sâm còn gọi Dã hòe, Khể cốt, Khổ sâm bắc, tên khoa học là Sophora flavescens Aiton (Sophora angustifolia Sieb et Zuce.) thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cây Khổ sâm có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ân Độ, vùng Thái Bình Dương. Tại nưổe ta, Khổ sâm đâ được di thực đem trồng tại Sa Pa (Lào Cai) vào những nãm 1960. Khổ sâm là loại cây nhỏ cao khoảng lm, lá kép lông chim lẻ mọc so le. Rễ mỏ thuôn dài. Hạt hình cầu màu đen. Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ củ. Củ thu hoạch về, rửa sạch đất cát, thái phiến, phơi khô. Hoặc củ đem ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, đồ trong 2 giờ lấy ra thái phiến, phơi khô. Tùy theo từng phương pháp chữa bệnh người ta còn bào chế Khổ sâm sao cám, Khổ sâm sao đen,

Thành phần hóa học : Trong rễ Khổ sâm chứa các chất alealoid: matrin, oxymatrin, sophoridin, sophoranol, sophoramin…; các ílavonoid: kushenol, kuraridin, kuraridinol, kurarinol, kurarinon…; các saponin triterpinoid: sophoraílavosid, soyasaponin và chất quinon: kushequinone A…

Theo y học cổ truyền: Vị thuốc Khổ sâm là rễ phơi khồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Khổ sâm vị đắng, tính hàn, quy kinh: Tâm, Phế, Thận, Đại tràng có tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, khu phong, sát trùng, lợi niệu, chủ trị các chứng hoàng đản, tả lỵ, bạch đới, tiểu tiện khó, ngứa ngoài da, phong hủi thường dùng làm thuốc bổ đắng, thuốc lợi niệu, thuốc dùng ngoài. Liều dùng: từ 3 – lOg. Không dùng Khổ sâm với Lê lô, thận trọng đối với bệnh nhân tỳ, vị hư hàn.

Theo y học hiện đại Khổ sâm có các tác dụng:

– Chống rối loạn nhịp tim (do matrin, kurarinon), làm tăng ỉưu lượng máu động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim, làm hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch.

– Chống phóng xạ, phòng trị được chứng bạch cầu giảm.

– Làm giảm hen suyễn, loại bỏ đờm.

– Lợi niệu, chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng (do nhóm quinolon), làm giảm đau.

– Kháng khuẩn: ức chế đối với trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng, các loại nấm ngoài da.

– Chống ung thư và hoạt động miễn dịch do một polysaccharid (SFPW1) có trong Khổ sâm.

Một sô bài thuốc

– Chữa lỵ, viêm ruột cấp: Khổ sâm, Cát căn, Xích thược, Sơn tra, Mạch nha các vị bằng nhau 12g, Trần bì 6g, Chè khô lôg; sắc uống.

– Chữa rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành các bệnh viêm phế quản, hen, chứng giảm bạch cầu, viêm phần phụ, viêm niêm mạc tử cung: lấy Khổ sâm tán bột mịn, thếm mật làm thành viên, ngày uống lOg chỉa làm 2 lần. 8g, ngày uống 2 lần; hoặc đem Khổ sâm sắc lấy nước rửa nơi ghẻ, lỏ, ngứa,

Tại nước ta theo kinh nghiệm trong nhân dân, Khổ sâm thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa kiết lỵ, sốt cao. Vị thuốc rất đắng, sắc khó uống nên trọng dược dùng lâu đời nhất là từ triều đại Tần và Hán chủ yếu dùng điều trị sốt, kiết lỵ, vàng da, đã có những tài liệu xác định Khổ sâm là “kháng sinh thực vật” có tác dụng chống viêm, chống loét, chống dị ứng rất hiệu quả. Khổ sâm còn được nghiên cứu để chữa các bệnh chống ung thư, chống trùng, rối loạn nhịp tim, viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt là viêm lộ tuyến tử cung.

Ngoài cây Khổ sâm kể trên ở nước ta còn thường dùng cây Khổ sâm Bắc bộ, tên khoa học Crotontonkinensis Gagnep. thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây Khổ sâm Bắc bộ mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở các địa phương Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng…

Địa Chỉ: Khu Đô Thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội

 

Email : Daihdiu@gmail.com, Y ! Daihdiu, Skype: C1109L07

 

Hotline : 0977.239.888 – 0938.230.989 

 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG!