Giống cây tam thất bắc

Giống cây tam thất bắc

1,490,000 VNĐ

Chi tiết sản phẩm

Giống cây tam thất bắc

Giống cây tam thất bắc

Giống cây tam thất bắc

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TAM THẤT

Tên khoa học: Panax Pseudo – GinsengWall
Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae )
Tên gọi khác: Cây điền thất, sơn thất, nhân sâm tam thất, hạn tam thất.

I.Hình thái
Là một loài cây thân nhỏ, thuộc loại thân củ, sống nhiều năm. Cây cao khoảng 30-65cm, mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh ( kẽ, đường nứt ) dọc. Củ ( rễ ) hơi hình trụ tròn gọi là “thất đầu tử”. Đầu củ có những kẽ nứt rõ rệt và những vết nẻ dọc đứt quảng, củ dài khoảng 2-6cm, đường kính độ 1-2,5cm, đống thời có nhiều rễ phụ, đầu trên củ nối liền với gốc thân cây, chỗ này người ta gọi là “ dương trường đầu”, có chồi, có mầu xanh sẫm, lúc bắt đầu mọc nhú lên khỏi mặt đất, đầu chồi ( mầm ) khum xuống, giống như cái móc câu, vào khoảng tháng 3-4 thì dần dần uốn thẳng lên. Lá kép kiểu bàn tay xòe, cây mọc một năm chỉ ra một lá kép, cây 1-2 tuổi thì có 2-6 là kép, mọc chụm vòng tròn quanh ngọ cây; cuống lá dài khoảng 3-10cm, trơn bóng, không có lông, lá đơn từ 5-7 lá, dài độ 7-13cm, hình trứng hay hình kim nhọn, các gân lá có mọc rất nhiều lông cứng màu trắng, mặt lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, rìa lá có răng cưa nhỏ. Vào khoảng tháng 6-7 từ trên ngọ cây nhú lên hoa tự hình tán, gồm nhiều hoa đơn, hoa đơn từ xung quanh hoa tự nở dần vào trong giữa, cuống hoa trơn bóng không có lông; hoa lưỡng tính cùng lẫn với hoa đơn tính, có 5 cánh màu xanh, phần lớn là 2 tâm bì. Quả thuộc loại quả mọng, chín vào tháng 10-12, lúc chín màu đỏ tươi, thường gọi là “hạt đỏ”, mỗi quả có 1-3 hạt, hạt tròn như hình cầu, vỏ trắng. Dùng củ ( rễ ) làm thuốc.
II.Điều kiện sinh trưởng
Cây tam thất ưa thời tiết ấm áp và hơi râm, ẩm; sợ lạnh và nóng, mưa nhiều, phần lớn phân bố ở vùng núi cao hơn mặt nước biển 1.100-1.500m. Chúng thường mọc trên các dải đất trống trong rừng nơi có nhiệt độ bình quân hàng năm là 20oC, cao nhất là 34oC, thấp nhất 4oC; độ ẩm tương đối là 70-80%; tổng lượng mưa hàng năm là 900-1.200mm, phần lớn là mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8, 9, mùa mưa và mùa khô phân biệt rất rõ. Đất pha cát hay là đất thịt nhẹ pha chứa nhiều chất mùn. Người ta cho rằng đất hơi chua hoặc hơi kiềm đều có thể trồng tam thất được.Tìm đất trồng tam thất cần phải chọn chỗ đất tơi xốp, thoát nước tốt; những nơi đất thịt nặng, quá khô cằn, ẩm ướt nhiều, kết vón cục to đều là những nơi không thể trồng tam thất được. Nói chung, trồng tam thất trên đất mới khai hoang hoặc đất trồng luân canh là tốt nhất.

III.Kỹ thuật trồng
Trồng tam thất bằng hạt ở vườn ươm, sau đó mới đánh đi trồng.
1.Gieo ươm cây giống
a) Chọn đất vườn ươm
Nên chọn chỗ đất dốc hướng Nam hay Đông Nam khuất gió, độ dốc vào khoảng 15o, để sau này tháo tiêu nước dễ dàng, đất thịt nhiều thì nhất thiết không dùng làm vườn ươm; nếu dùng để gieo ươm thì cây giống sau này không những nhỏ mà bệnh hại cũng rất nhiều.
Đất đã trồng ngô và các cây thuộc họ đậu ( trước kia đã trồng hoặc đang trồng ), đất hoang mới khai phá và đất luân canh bỏ hóa làm vườn ươm thì càng tốt; nhất thiết không làm vườn ươm trên đất trước kia đã và đang trồng rau, trồng các loại lúa mạch, các laoij cây thuoccj họ cà; và nên làm vườn ươm trên diện tích nhỏ, để tránh lấy truyền sâu bệnh hại.
b) Làm đất
– Cày bừa đất: người ta thường làm đất bắt đầu từ hạ tuần tháng 8, cày sâu 10cm, tháng 9 cày lại lần thứ 2, cày sâu khoảng 10-13cm và bừa một lần; trước khi gieo hạt bón cho mỗi mẫu 2000-2.500 kg phân chuồng làm phân lót; cày lật úp, cày sâu khoảng 20-27cm, bừa cho thật nhỏ đất và san bằng để sau này đánh luống cho dễ. Bắt đầu từ tháng 9 cho tới trước lúc gieo, cày bừa đất từ 6-8 lần, làm cho đất nhỏ, tơi xốp.
– Làm luống: thường làm luống gồ sống trâu. Ở chỗ đất pha sét (đất thịt ) thì đánh luống cao 23-27cm; ở chỗ đất pha cát thì đánh luống cao 13-17cm. Rãnh luống rộng độ 33cm, chiều dài thì tuy theo địa hình, địa thế mà làm, nói chung không nên dài quá 6,5m. Sau đó lấy vồ đập cho luống bằng phẳng, đất mặt luống xẹp chắc hơn; làm như vậy sau này hạt tam thất sẽ mọc tốt hơn, nếu không sau này rễ cái của cây sẽ mọc đâm khá sâu, củ nhỏ, ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng. Dùng rơm rạ hay cỏ phủ lên mặt luoongsmootj lớp dày 17cm để đốt, làm cho đất thêm phân đồng thời để diệt mầm mống sâu bệnh trong đất. Sau khi đốt xong để cho đất nguội, vãi phân lợn lên mặt luống một lượt, khoảng 2-3cm. Sau khi phân khô thì lại dùng vồ đập nhẹ đất trên mặt luống cho bằng phẳng. Có vùng, sau khi đốt tiêu độc cho đất lại dùng đất hun 60% trộn với 30-40% phân lợn, vãi đều trên mặt luống trước khi gieo hạt, một lớp dày độ 1,5-3cm. Như vậy làm cho mặt luống khô, đồng thời cũng là bón thêm phân lót.
Có thể đánh luống rộng 60-70cm, cao 17-23cm, nói chung đánh luống theo hướng Đông Tây, đất dốc thì nên đánh luống thẳng góc với hướng dốc. Sau khi đánh luống xong, dùng cát nhỏ trộn đều với trấu vãi trên mặt luống để cải tạo đất, sau đó tưới nước phân, phơi nắng cho khô đất để bừa lên cho tơi xốp. Nhìn qua 2 cách làm đất trên ta thấy: cách đầu làm luống khá rộng tận dụng được đất đai kinh tế hơn; lúc làm luống mặt luống được đập chặt đất, có thể làm cho củ tâm thất sinh trưởng tốt hơn; dùng cách rải rơm rạ, đốt cỏ tiêu độc cho đất, không những có thể tăng thêm độ phì nhiêu cho đất, mà còn có thể giảm bớt sự lây lan sâu bệnh hại, cho nên càng tốt.
-Làm giàn che: ta, thất là loài cây ưa bóng, cho nên sau khi gieo cần phải làm giàn che râm trên luống, mới có thể đảm bảo cho cây mọc tốt. Vật liệu dùng để dùng làm giàn che có thể bằng tre nứa, gỗ, thân cây ngô và cỏ tranh. Cứ cách 3,3m chôn một cột, cột cao hơn mặt luống 1,5-1,7m, đầu trên cột nên có nhánh nạng để gác xà dọc lên, sau đó buộc các xà ngang, cứ cách 30-60cm buộc một xà, bên trên rảu đều lớp rạ, cỏ, và trên cùng thì lấy phên nứa đan mắt cáo rộng đặt chặn lên trên và buộc lại, như thế vừa ngăn được gió vừa ngăn được gió thổi làm tung giàn. Độ dày của lớp che trên giàn phải đảm bảo cho luống được râm mát, mặt khác cũng cho một số ánh sáng lọt xuống, nhưng không để ánh sáng rọi mạnh; để ngăn cản trâu bò vào phá hoại, xung quanh cần làm hàng rào bảo vệ.
Ở gần giữa ruộng hoặc ở góc ruộng làm một chòi để tiện nghỉ ngơi và canh gác.
-Gieo
+ Xử lý hạt giống: Vào tháng 12 hàng năm, hạt lần lượt chín. Hạt hái đến đâu nên gieo ngay đến đó, nếu không thì sau đó 1 tuần, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm xuống, cho nên nói chung sau khi hái quả về, đem ra chỗ nước chảy lấy tay xát bóp, đãi rửa sạch lớp vỏ quả màu đỏ, sẽ được hạt màu trắng, sau đó đem gieo. Nhưng cũng có cá biệt một số nơi, trước khi gieo cứ để nguyên cả quả như vậy không xát sạch lớp vỏ thịt màu đỏ, đem gieo luôn, như vậy là không tốt. Vì trong mỗi quả tam thất có 1-3 hạt ( nói chung đa số là 2 hạt ) sau khi gieo không những tỷ lệ nãy mầm thấp mà cây sinh trưởng cũng không được đều.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh hại, trước khi gieo nên xử lý hạt; thường sử dụng các biện pháp sau:
· Lấy 1kg tỏi giã nhỏ pha với 10 lít nước, lọc lấy nước pha với dầu cám 1%, sau đó đổ hạt vào ngâm 4h, vớt ra đem gieo.
· Dùng dung dịch boocdo 1:1:100 ngâm hạt 10-15 phút, vớt ra hong khô đem gieo.
· Dùng nước vôi xà phòng: xà phòng 50g pha với 2,5 lít nước, ngâm hạt 10 phút, sau khi hong khô lại dùng nước vôi ( 250g vôi pha với 5 lít nước ) ngâm 10 phút, sau đó vớt ra hong khô đem gieo.
· Dùng dung dich Focmalin 0.2-1% ngâm hạt độ 5-10 phút, sau đó vớt ra, dùng nước rửa sạch, hong khô đem gieo.
+ Cách gieo: Thường có nhiều nơi gieo vãi, nhưng cách này không tốt, hiện nay đã bỏ và tiến hành gieo vào lỗ.
Lúc gieo đem cào, cào ngang và dọc luống 1 lần, cào rạch sâu 13-17mm, như thế sẽ trông thấy các ô vuông. Sau đó trên mỗi điểm giao nhau của các rạch ngang dọc gieo một hạt giống.Mỗi mẫu có thể gieo 10-15 vạn hạt.Sau đó lấp đất lên trên hạt, không trông thấy hạt là được.Trên mặt luống có phủ lớp rạ, phủ dày không trông thấy mặt đất là được. Nói chung, phủ bằng cỏ tranh hay rạ, tốt nhất là phủ bằng loại rạ cũ lợp nhà; sau khi phủ rạ xong thì tưới nước, làm cho đất ẩm.
-Chăm sóc:
+ Tưới nước và tháo nước: Sau khi gieo, cho tới trước lúc đánh cây đi trồng, phải chú ý tưới nước luôn, làm cho cây sinh trưởng được tốt, tránh được bệnh tật. Ngoài ra, tháo nước cũng là công tác rất quan trọng.Bộ rễ của cây chưa phát triển, nước trong đất quá nhiều, không khí thiếu, rễ hô hấp rất khó khăn, thân cây sẽ non yếu, lá chúc xuống, lúc này cây rất dễ bị bệnh hại.Đặc biệt là thời tiết mùa hạ, mưa nhiều nên cần phải chú ý tháo nước, rãnh tiêu nước phải luôn luôn thông, tuyệt đối không được ứ đọng nước.
+ Làm cỏ: Trong cả thời gian sinh trưởng của cây cần phải thường xuyên làm cỏ bằng tay.
+ Phòng hỏa: Vườn trồng tam thất có cỏ, rạ phủ trên mặt luống, lại có giàn che, cho nên ở trong vườn không được dùng lửa, để tránh xảy ra hỏa hoạn.
+ Bón phân thúc: Vào tháng 3 cây đã mọc đều, bắt đầu bón phân thúc, mỗi lần mỗi mẫu bón độ 1.000-1.250kg phân: phân trộn theo tỷ lệ 35% tro bếp, 15% phân lợn, 50-75% khô dầu. Lúc bón bỏ phân vào xung quanh gốc cây, chờ cho mưa hoặc tưới nước làm cho phân ngấm xuống đất, mỗi cây bón độ 50g phân.Về sau lớp cỏ, rạ phủ trên mặt luống cũng mục nát sẽ biến thành phân. Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 mỗi tháng bón 1 lần phân, số lượng cũng giống như lần thứ nhất.
Có thể áp dụng cách một năm bón ba lần phân, thời gian vào các tháng 5, 6, 8. Bón loại phân hỗn hợp ( khô dầu sở 50kg, khô dầu trẩu 50kg, phân trâu, bò, ngựa 100kg ); lần thứ nhất mỗi mẫu bón 200kg, lần thứ 2 và lần thứ 3 mỗi lần đều là 150kg.
Các loại phân dùng để bón cho tam thất ở mỗi nơi một khác, tùy hoàn cảnh cụ thể từng nơi.
+ Điều tiết giàn che: Ánh sáng lọt xuống đất qua giàn che có mối quan hệ rất lớn đối với sinh trưởng của tam thất. Nói chung về mùa hạ, cần phải giữ cho ánh sáng lọc được 1/3; từ sau tháng 8, 9, ánh sáng chiếu đã yếu, dần dần bỏ bớt vật che phủ ở trên, làm cho giàn che có một nửa ánh sáng lọt xuống dưới.

Địa Chỉ: Khu Đô Thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội

 

Email : Daihdiu@gmail.com, Y ! Daihdiu, Skype: C1109L07

 

Hotline : 0977.239.888 – 0938.230.989 – 0961.03.08.93

 

CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG!